I. Giới thiệu về mục đích cuộc thi
Cuộc thi “Ý tưởng Khởi nghiệp Sáng tạo Khoa học công nghệ Trường Đại học Giáo dục” – R&D to Startup 2024 được tổ chức, triển khai với mục đích thúc đẩy sự sáng tạo trong khoa học công nghệ của sinh viên Trường Đại học Giáo dục, tạo không gian giao lưu, sáng tạo, cùng chia sẻ các xu hướng khoa học công nghệ mới; cập nhật mức độ sẵn sàng của sinh viên trong cộng đồng khởi nghiệp trước làn sóng cách mạng công nghiệp lần thứ 4, giúp sinh viên tiếp cận với thực tế, nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm trong xây dựng và vận hành dự án, từ đó khơi nguồn ý tưởng khởi nghiệp, đầu tư, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học, sáng chế, giải pháp hữu ích, ứng dụng giải quyết các vấn đề của xã hội và các nhà trường hiện nay.
II. Đối tượng và điều kiện tham dự
- Tất cả sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Giáo dục, muốn tìm hiểu và mong muốn khởi nghiệp, có ý tưởng, dự án nghiên cứu khoa học, công nghệ ứng dụng trong giáo dục và đào tạo.
- Sinh viên tốt nghiệp không quá 12 tháng (mười hai tháng) tính đến ngày phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp.
III. Lĩnh vực và tiêu chí dự án dự thi
1. Nội dung cuộc thi bao gồm các lĩnh vực:
- Các vấn đề về dạy học: phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá trong giáo dục, giáo dục STEM, STEAM;
- Các vấn đề về công nghệ trong giáo dục, chuyển đổi số trong giáo dục, giáo dục thông minh;
- Các vấn đề về xã hội học giáo dục, tâm lý học giáo dục, các hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục trong nhà trường, tham vấn học đường, quản lý giáo dục, quản trị trường học, …
- Các ý tưởng đã và đang nghiên cứu nhưng chưa thương mại hóa.
2. Tiêu chí dự án tham gia dự thi
- Dự án đi từ kết quả nghiên cứu khoa học - công nghệ để ứng dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn của ngành giáo dục đang được đặt ra hiện nay.
- Dự án sử dụng những công nghệ mới để tạo ra các giải pháp cụ thể có thể ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục mà doanh nghiệp/ xã hội đang quan tâm hay đang có nhu cầu.
- Các ý tưởng, giải pháp phải gắn liền với thực tế và có khả năng hiện thực hóa, thương mại hóa trong tương lai gần.
IV. Lợi ích khi tham gia cuộc thi
- Những dự án được công nhận đạt giải sẽ nhận giải thưởng bằng tiền mặt và Giấy chứng nhận của Ban tổ chức;
- Những dự án được công nhận đạt giải cao được lựa chọn tham gia các cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp Sáng tạo Khoa học công nghệ tại các cấp cao hơn (ĐHQGHN, Bộ GD&ĐT, các Diễn đàn/ cuộc thi quốc tế, ...) và có cơ hội tham gia Chương trình huấn luyện khởi nghiệp tại nước ngoài do ĐHQGHN, Bộ GD&ĐT tổ chức.
- Biết cách xây dựng sản phẩm kinh doanh, mô hình kinh doanh, có khả năng thương mại cao và đưa ra thị trường;
- Hoàn thiện và nâng cao kiến thức về khởi nghiệp, phát triển năng lực về thị trường, tiếp thị, bán hàng, từ đó để bắt đầu cho sự khởi nghiệp thành công trong tương lai;
- Có cơ hội kêu gọi vốn đầu tư từ các nhà đầu tư, quỹ đầu tư và kết nối với các công ty công nghệ giáo dục.
V. Lịch trình cuộc thi
STT |
Tên vòng thi |
Hình thức tổ chức |
Hạn hoàn thành |
Ghi chú |
1. | Ban hành Thể lệ Cuộc thi “Ý tưởng Khởi nghiệp Sáng tạoKhoa học công nghệTrường Đại học Giáo dục”năm 2024 |
PKH&HTPT soạn Thể lệ cuộc thi, trình BGH kí ban hành |
30/11/2023 |
|
2. | Đăng thông tin về cuộc thi |
Đăng thông tin về cuộc thi |
01/12/2023 |
Phòng HCTH&CT HSSV phối hợp đăng tin |
3. | Vòng 1: Tìm kiếm dự án |
Phát động trên các kênh thông tin của nhà trường |
01/12/2023 |
Không hạn chế số lượng bài đăng ký dự thi |
4. | Gửi Đơn đăng kí |
Các Dự án đăng kí theo Mẫu đơn cho sẵn. |
30/12/2023 |
Gửi Đơn đăng kí về Phòng KH&HTPT |
5. | Gửisản phẩm |
Các Trưởng Dự án gửi sản phẩm |
01/3/2024 |
Gửi sản phẩm về Phòng KH&HTPT |
6. | Vòng2: Chấm sơkhảo |
Ban Giám khảo chấm, tư vấn vàchọn racác Dự án tốt nhất để đi tiếpvàovòng Chung kết. |
10/3/2024 |
Các dự án đã đăng ký ở vòng tìm kiếm |
7. | Các Dự án điều chỉnh, bổ sung theo góp ý |
25/3/2024 |
||
8. | VòngChungkết: Bản lĩnh |
Các dự án thuyết trình trước Ban giám khảo. Ban giám khảo chấm chọn ra Topcác Dự án để traogiải: Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích. |
30/3/2024 |
Các dự án đã đăng ký ở vòng2 Lưu ý:Mỗi đội thi cần chuẩn bị video clip giới thiệu sản phẩm trong vòng 3 phút. |
VI. Quy định về các vòng thi
1.Vòng 1:Tìm kiếm dự án
a. Thời gianđăng kí:
-Từ ngày01/12/2023 đến ngày30/12/2023: Gửi Đơn đăng kí
- Từ 30/12/2023 đến 01/3/2024: Gửi sản phẩm
b. Địa chỉ nhậnĐơn đăng kí và bài dự thi:
Các tác giả/ nhóm tác giả gửiĐơn đăng kí và Sản phẩmđến Ban tổ chức theo hình thức:
+ Gửi bảngửivề email:Phongkhhtqt.dhgd@vnu.edu.vn
+ Gửi bảncứnggửivềPhòng KH&HTPT: P307 nhà G7, trường ĐHGD-ĐHQGHN (Cô Trần Lan Anh – SĐT: 0912.166.488)
Mẫu đăng ký tham gia dự thi: Xem tại Phụ lục kèm theo Quy chế
c. Hình thức
Bài dự thi được trình bày bằng Tiếng Việt, đánh máy trên khổ A4, cỡ chữ 13, phông chữ Times New Roman.
2. Vòng2: Chấm sơkhảo
a. Thời gianchấm Sơ khảo:Trước ngày 10/3/2024
b. Hình thức
Bài dự thi sẽ được chấm theo thang điểm 100.
- Giám khảo chấm theo khung tiêu chí (bên dưới);
Điểm cuối cùng sẽ là điểm trung bình cộng của Ban Giám khảo
- BTC sẽ chọn nhóm có điểm từ cao xuống thấp.
- Khung tiêu chí chấm điểm:
STT |
TIÊU CHÍ |
THANG ĐIỂM |
I |
Tính mới và sáng tạo(Hàm lượng công nghệ, sự sáng tạo, độc đáo, khác biệt, chưa được áp dụng trên thị trường) |
35 |
II |
Tính khả thi(có khả năng ứng dụng một cách rộng rãi trên thực tế, có khả năng tạo doanh thu, tăng trưởng) |
30 |
III |
Tính phù hợp(phù hợp với xu thế và nhu cầu của thị trường, của ngành giáo dục) |
20 |
IV |
Hình thức thể hiện(Mức độ đầu tư về hình thức và nội dung của bài dự thi) |
15 |
3. VòngChungkết: Bản lĩnh
a. Thời gian:Thực hiện trước30/3/2024
b. Hình thức:
- Các độitrình chiếu video clip giới thiệu sản phẩm trong vòng 3 phút, sau đóthuyết trình dự án trongvòng tối đa 7phút sau đó trả lời câu hỏi của Ban giám khảo. Thời gian đặt câu hỏi và phản biện là10phút.
- Ban Giám khảo chấm điểm phần trình bày vàtrả lờiphản biệnvà chọn ra các đội đạt giải.
Lưu ý: BGK sử dụng khung tiêu chí chấm điểm ở vòng Sơ khảo. Ngoài ra, ở vòng này, mỗi đội có tối đa 30 điểm thuyết trình (Tổng điểm tối đa: 130 điểm)
- Ban Tổ chức tổng hợp lạivà thông báokết quả.
VII. Giải thưởng
1. Cơ cấu giải thưởng
Giải thưởng bao gồm: 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 02 giải Ba, 02 giải Khuyến khích.
Những đội được trao giải thưởng đồng thời cũng sẽ nhận đượcGiấy chứng nhận của Ban Tổ chứcvàkinh phí khen thưởng.
2. Hình thức trao giải
- Giải thưởng được công bố trực tiếp và trao giải trong Vòng Chung kết.
- Tiền giải thưởng sẽ được chuyển khoản đến tài khoản của đại diện các đội tham dự Cuộc thi. Cá nhân đại diện đội tham dự Cuộc thi cần cung cấp các thông tin như sau: Họ tên người nhận tiền (viết đủ dấu), đơn vị, số điện thoại, email, Thông tin tài khoản (số tài khoản, tên chủ tài khoản, ngân hàng, chi nhánh).
3. Trách nhiệm của tác giả và nhóm tác giả tham dự Cuộc thi
- Thực hiện các quy định của kế hoạch cuộc thi, đảm bảo sản phẩm dự thi phải tuân thủ đúng yêu cầu của Ban Tổ chức. Không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin trong hồ sơ dự thi. Các sản phẩm dự thi không phải là đối tượng tranh chấp bản quyền tác giả. Các giải pháp, ý tưởng sáng tạo muốn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền trước khi công bố giải.
- Ban tổ chức không chịu trách nhiệm nếu bài gửi dự thi của cácđộikhông đến được Ban tổ chức do lỗi kỹ thuật.
- Trong trường hợp tranh chấp bản quyền phát sinh sau khi sản phẩm dự thi đoạt giải, đối tượng dự thi hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
- Mọi chi phí hay các khoản nộp thuế liên quan đến giải thưởng Cuộc thi do tác giả, nhóm tác giả đoạt giải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
VIII. Thông tin liên hệ
Ban Tổ chức Cuộc thi:Phòng Khoa học & Hợp tác phát triển, Trường Đại học Giáo dục.
Đầu mối: (ThS)Trần Lan Anh, Điện thoại:0912.166.488.
Trong quá trình tổ chức Cuộc thi, thể lệ Cuộc thi có thể được sửa đổi và bổ sung từ Ban Tổ chức để phù hợp với thực tiễn và được thông báo kịp thời đếncác độidự thi.