Tham dự Phiên họp có Ban lãnh đạo của ĐHQGHN cùng các thành viên trong Hội đồng Khoa học và Đào tạo (KH&ĐT).
Chủ tịch Hội đồng KH&ĐT, Hiệu trưởng GS.TS. Nguyễn Quý Thanh
Phát biểu khai mạc Phiên họp, Hiệu trưởng GS.TS. Nguyễn Quý Thanh cho biết, phiên họp được tổ chức nhằm báo cáo và xin ý kiến của Hội đồng KH&ĐT thông qua một số nhiệm vụ trọng tâm:
Một là, Thông qua điều chỉnh các chương trình đào tạo ở bậc đại học và sau đại học nhằm mục tiêu khép kín chương trình đào tạo và đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học;
Hai là, gia tăng các công công bố quốc tế, duy trì và thúc đẩy sự gia tăng các chỉ số trên các bảng xếp hạng quốc tế;
Ba là, Thông qua đề án phát triển Tạp chí Nghiên cứu giáo dục trên cơ sở Chuyên san Nghiên cứu giáo dục trực thuộc ĐHQGHN, đảm bảo tính chủ động và phát huy tinh thần nghiên cứu của Trường;
Bốn là, Đề án sắp xếp và vận hành lại hệ thống các phòng thí nghiệm của Trường;
Năm là, Đề án thành lập khoa Giáo dục sớm và Tiểu học trên cơ sở sát nhập bộ môn Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học;
Sáu là, Định hướng phát triển các hệ liên cấp trong trường THPT Khoa học Giáo dục.
Tại phiên họp, Phó Hiệu trưởng PGS.TS. Phạm Văn Thuần đã trình bày báo cáo tổng kết công tác đào tạo năm 2023
Tại phiên họp, Phó Chủ tịch Hội đồng KH&ĐT PGS.TS Phạm Văn Thuần đã báo cáo tổng kết công tác đào tạo năm 2023. Theo đó, Công tác đào tạo năm 2023 đạt nhiều thành tựu đáng kể:
Về tuyển sinh, năm 2023 là năm đầu tiên Trường đạt mốc hơn 1000 thí sinh trúng tuyển. Tỷ lệ nhập học năm 2023 cao nhất trong 5 năm gần đây và đạt 100%. Điểm trung bình trúng tuyển đạt 25 điểm, cao hơn năm 2022 và đứng TOP đầu trong nhóm các trường sư phạm trên cả nước. Số lượng thí sinh trúng tuyển vào nhóm ngành GD3 đã cao hơn các nhóm ngành đào tạo giáo viên. Hi88 sau đại học có sự thay đổi về chuẩn ngoại ngữ, tuyển sinh đầu vào cần phải chuyển đổi kiến thức trước khi dự thi nên có ảnh hưởng đến chất lượng tuyển sinh của Trường. Mức tuyển sinh sau đại học năm nay rất khó khăn. Tuy nhiên Trường ĐHGD vẫn là đơn vị dẫn đầu ĐHQGHN về số lượng thí sinh trúng tuyển.
Về công tác tổ chức đào tạo, toàn bộ sinh viên năm thứ Nhất các ngành sư phạm và học sinh khối lớp 10 của Trường THPT Khoa học Giáo dục đã học tập tại Hoà Lạc. Gần 800 lượt sinh viên năm thứ 2 học 1 ngày/1 tuần tại Hoà Lạc; nhiều sự kiện thể thao, văn hoá, giáo dục, trải nghiệm đã được tổ chức. Kết quả cho thấy, hoạt động tổ chức đào tạo SĐH, ĐH, THPT theo đúng kế hoạch năm học đã ban hành; tổ chức xét tốt nghiệp cho người học đúng thời hạn; các vấn đề phát sinh được giải quyết kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho người học.
Về công tác phát triển chương trình đào tạo, Trường đã hoàn thành công tác điều chỉnh chương trình và đề cương chi tiết 15 chương trình đào tạo bậc cử nhân, 11 chương trình đào tạo thạc sĩ định hướng nghiên cứu, 4 chương trình đào tạo tiến sĩ. Hoàn thành đề án mở chương trình đào tạo Thạc sĩ Giáo dục sớm và Tiểu học; bổ sung quy hoạch ngành và chuyên ngành giai đoạn 2022-2025 và dự kiến mở một số ngành mới.
Về hoạt động bồi dưỡng, năm 2023 hoạt động đào tạo bồi dưỡng được duy trì, tiếp tục mang lại nguồn thu đáng kể cho Nhà trường.
Báo cáo cũng đưa ra những đánh giá chung dựa trên khó khăn và thuận lợi, từ đó tiếp tục đề xuất phương án cụ thể trong từng nhiệm vụ công tác.
Phó Hiệu trưởng PGS.TS. Trần Thành Nam đã trình bày báo cáo hoạt động khoa học và công nghệ năm 2022-2023
Về hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, kể từ năm 2021 đến nay, số lượng đề tài các cấp tăng trung bình 66,7%; năm học 2022-2023 tăng thêm 01 nhóm nghiên cứu mạnh cấp cơ sở và 1 nhóm nghiên cứu mạnh cấp ĐHQGHN; được cấp 2 bằng sáng chế. Số lượng bài báo quốc tế trên cơ sở dữ liệu WoS/ Scopus năm 2022 - 2023 tăng 44,4%, đồng thời vượt chỉ tiêu KPI của VNU giao năm 2023; số lượng sách chuyên khảo, giáo trình tăng 50% so với năm học trước. Khen thưởng KHCN cho giảng viên có công bố quốc tế trích từ quỹ phát triển KHCN của trường ĐH Giáo dục tăng 67,1% so với năm 2021 – 2022.
Về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, so với năm học 2021-2022, số lượng giải thưởng NCKH của SV tăng 20% so; số lượng giải thưởng NCKH của SV tăng 20%; Kinh phí cấp cho đề tài người học tăng 13%.
Về sự kiện khoa học công nghệ tiêu biểu, nhiều sự kiện lớn, có ý nghĩa đã được tổ chức: Hội thảo mùa hè 2023 của mạng lưới nghiên cứu giáo dục PHER; Hội thảo tham vấn báo cáo sơ hộ đánh giá 10 năm nghị quyết 29-NQ/TW và nghiên cứu chính sách giáo dục; Lễ ra mắt và Hội thảo trao đổi chuyên môn dự án MentalHigh; Diễn đàn và triển lãm giáo dục 4.0; Diễn đàn Hà Nội về khoa học giáo dục và sư phạm (HaFPES 023);
Định hướng phát triển khoa học công nghệ trong năm 2024: tiếp tục các nghiên cứu tư vấn chính sách giáo dục. Nhất là các nội dung tăng cường chất lượng giáo dục cho khu vực dân tộc thiểu số, xây dựng Luật Nhà giáo, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, chuẩn cơ sở giáo dục đại học, v.v. Tư vấn cho ngành và cho ĐHQGHN. Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ đánh giá về miền (domain) xúc cảm và miền tâm động cùng một số phẩm chất, kỹ năng khác của thế kỷ 21 để đánh giá toàn diện người học; hoàn thiện hệ thống đánh giá thích ứng CAT và hệ thống đánh giá các môn tích hợp. Đẩy mạnh các nhóm nghiên cưus mạnh đã có, xây dựng thêm ít nhất 2 nhóm nghiên cứu mạnh về giáo dục sớm, giảng dạy môn tích hợp, giáo dục toán học, khoa học nhận thức, sức khỏe tâm thần và trị liệu giáo dục, v.v.
Phiên họp Hội đồng KH&ĐT đã thông qua các báo cáo:Báo cáo tổng kết công tác đào tạo;Báo cáo tổng kết công tác nghiên cứu khoa học; Báo cáo rà soát, điều chỉnh các Chương trình đào tạo của Trường ĐH Giáo dục và đề xuất môn thi tuyển sinh sau đại học; Báo cáo đề án thành lập Tạp chí nghiên cứu KHGD trực thuộc Trường ĐHGD; Báo cáo đề án thành lập Khoa Giáo dục sớm và Tiểu học trực thuộc Trường ĐHGD.
Thông qua thảo luận, toàn thể Hội đồng đã đánh giá cao những ý tưởng đột phá mới về đào tạo và khoa học công nghệ của lãnh đạo Trường. Các thành viên Hội đồng nhất trí với kế hoạch của Trường Đại học Giáo dục đã đề ra trong nhiệm kỳ. Nhiều thành viên của Hội đồng đã đề xuất, góp ý và đưa ra phương án điều chỉnh, bổ sung nhiều giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng và số lượng theo phương hướng phát triển của Trường.
Một số hình ảnh tại phiên họp:
Trưởng phòng Đào tạo TS. Nguyễn Bá Ngọc trình bày Báo cáo rà soát điều chỉnh các chương trình đào tạo của Trường Đại học Giáo dục
TS. Nghiêm Thị Thanh báo cáo tại phiên họp
GS.TS. Mai Trọng Nhuận - Nguyên Giám đốc ĐHQGHN, Chủ tịch Hội đồng Đảm bảo Chất lượng ĐHQGHN phát biểu tại phiên họp
TS. Phạm Hùng Hiệp - Giám đốc Nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triểnphát biểu tại phiên họp
GS.TS Lê Anh Vinh – Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Namphát biểu tại phiên họp
UEd Media