Hội thảo tham vấn chuyên gia về đề xuất xây dựng dự án Luật điều chỉnh về nhà giáo

Sáng nay 10/3, tại Trang Chủ Nhà Cái Hi88 Uy Tín Nhất 2023 , Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý giáo dục - Bộ GD&ĐT phối hợp với Trang Chủ Nhà Cái Hi88 Uy Tín Nhất 2023 - ĐHQGHN tổ chức “Hội thảo tham vấn chuyên gia về đề xuất xây dựng dự án Luật điều chỉnh về nhà giáo”.

Dự và chủ trì Hội thảo có Cục Trưởng Cục Nhà Giáo và Cán bộ Quản lý Giáo dục TS. Vũ Minh Đức cùng các Phó Cục trưởng; các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên các Vụ, Cục trực thuộc Bộ GD&ĐT, thành viên Ban chỉ đạo và tổ tư vấn, tổ thư ký xây dựng Luật. Về phía các đại biểu tham dự Hội thảo có các chuyên gia: nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển, lãnh đạo các Trường Đại học/Đại học Sư phạm, lãnh đạo các Sở GD&ĐT; Về phía Trường ĐH Giáo dục có Hiệu trưởng GS.TS. Nguyễn Quý Thanh và các chuyên gia của Trường.

Hội thảo được tổ chức nhằm tham vấn ý kiến các chuyên gia trong và ngoài ngành về đề xuất xây dựng dự án Luật điều chỉnh về nhà giáo, làm căn cứ để lập đề nghị xây dựng dự án Luật Nhà giáo trước khi hoàn thiện hồ sơ báo cáo trình Chính Phủ.

TS. Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý (ảnh màn hình)

Phát biểu tại Hội thảo, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý TS. Vũ Minh Đức khẳng định: việc lấy ý kiến tham vấn của các chuyên gia, các nhà quản lý và đại biểu là căn cứ quan trọng để Cục hoàn thiện hồ sơ Luật nhà giáo điều chỉnh, và gửi báo cáo Bộ GD&ĐT trước khi trình Chính Phủ và Quốc Hội. Cục trưởng TS. Vũ Minh Đức hy vọng với sự nỗ lực của Ban soạn thảo, sự đóng góp tâm huyết của các chuyên gia, các nhà quản lý, dự thảo Luật nhà giáo điều chỉnh sẽ được Chính phủ và Quốc hội thông qua, Luật đi vào hiện thực sẽ phù hợp và đáp ứng được cuộc sống.

Ông Đặng Văn Bình - Phó Cục trưởngCục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý Giáo dục trình bày nội dung chính của dự thảo Luật

Tại Hội thảo, thay mặt lãnh đạo Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý Giáo dục Phó Cục trưởng Ông Đặng Văn Bình đã trình bày các căn cứ triển khai dự thảo Luật và xin ý kiến góp ý của các đại biểu về các nhóm nội dung chính như: Sự cần thiết của việc ban hành Luật điều chỉnh về giáo dục trong bối cảnh hiện nay; Quan điểm và nguyên tắc xây dựng Luật.

Cục Nhà Giáo và Cán bộ Quản lý giáo dục cũng xây dựng và đưa ra 4 nhóm nội dung chính sách cơ bản, cần thiết đề xuất trong Luật điều chỉnh về nhà giáo để xin ý kiến các đại biểu, bao gồm: Chuẩn hoá các vấn đề về nhà giáo (như định danh, chuẩn chức danh, chuẩn nghề nghiệp…); Tiêu chuẩn và tuyển dụng nhà giáo; Phát triển chuyên môn nhà giáo; Tiền lương và các chế độ đãi ngộ đối với nhà giáo.

Lắng nghe ý kiến và phần trình bày của lãnh đạo Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý, các chuyên gia, các nhà quản lý đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng góp ý cho dự thảo Luật.

GS.TS. Nguyễn Quý Thanh – Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN đóng góp ý kiến liên quan đến 2 vấn đề: quy định hành nghề, chính sách tiền lương

Tham dự Hội thảo, GS.TS. Nguyễn Quý Thanh – Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN cùng các đại biểu: PGS.TS. Nguyễn Chí Thành, PGS.TS. Trịnh Văn Minh cũng đã có những góp ý sửa đổi chi tiết cho dự thảo Luật Điều chỉnh về nhà giáo. Theo GS.TS. Nguyễn Quý Thanh: Chất lượng của giáo dục phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của đội ngũ nhà giáo, vì vậy vấn đề hành nghề cần được quy định rõ tại Luật. Việc hành nghề như thế nào? Ai được quyền hành nghề, giấy phép hành nghề, thời hạn hành nghề đã được quy định rất rõ trong các ngành Y, dược, báo chí, kỹ sư…nhưng đến nay ngành giáo dục chưa có quy định hành nghề đối với nhà giáo.

Liên quan đến chế độ và tiền lương, theo GS.TS. Nguyễn Quý Thanh, khi giáo viên hành nghề theo chuẩn nghề nghiệp, lương cần được trả theo vị trí việc làm. Việc nhà giáo chịu sức ép từ dư luận, xã hội phải có sự can thiệp và bảo vệ của Luật, điều này cũng cần định nghĩa rõ trong Luật. Vấn đề đảm bảo quyền và trách nhiệm của nhà giáo cần được quy định một cách hệ thống, tự giác và được quy định ngay từ trong quá trình đào tạo sư phạm.

Nguyên Phó Cục trưởng Cục nhà giáo và Cán bộ Quản lý, Ông Nguyễn Hải Thập cho rằng, Ban soạn thảo cần phải làm rõ các căn cứ trong dự thảo Luật dựa theo quy định của Luật ban hành văn bản năm 2015, Ông cũng đề nghị Ban soạn thảo thực hiện xây dựng luật phải bán sát 4 căn cứ cơ bản, bao gồm: (i) Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; (ii) Kết quả tổng kết thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến chính sách của dự án luật; (iii) Yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh; (iv) Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Một số nội dung cụ thể đã được các đại biểu đề xuất làm rõ liên quan tới các vấn đề như: đảm bảo bình đẳng nhà giáo, độ tuổi nghỉ hưu phù hợp, tính tự chủ và tự giác trong nghề giáo viên, mô hình quản lý nhà nước trong luật nhà giáo, vấn đề định danh nhà giáo, chế độ lương, thưởng; vấn đề nhà giáo sáng tạo, vấn đề sa thải, quyền được đề xuất của nhà giáo….

Tiếp thu quan điểm và các ý kiến góp ý của các chuyên gia, các nhà quản lý đại diện lãnh đạo Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý cảm ơn sự tham vấn góp ý quý báu, cảm ơn Ban soạn thảo và tổ thư ký của đề tài; Cảm ơn Trường ĐH Giáo dục đã đồng hành phối hợp để Hội thảo diễn ra thành công.

UEd Media

11:03 11/03/2022

Sự kiện

    Trường đại học giáo dục
    Địa chỉ: Nhà G7, số 144 Xuân Thủy
    Điện thoại: (024) 7301 7123
    Email: education@vnu.edu.vn
    © UED. All Rights Reserved. Quay trở lại website cũ
    Baidu
    map