Đề tài“Đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác (ĐGNLGTHT) của học sinh THPT trên nền tảng công nghệ số”được triển khai theo dự án đặt hàng của Trường ĐHGD với nhóm nghiên cứu do TS. Nguyễn Thị Liên – giảng viên Khoa Các Khoa học Giáo dục làm chủ nhiệm đề tài.
Chia sẻ về kết quả đạt được của đề tài, TSNguyễn Thị Liênchobiết: “Giao tiếp và hợp tác là một trong nhữngnăng lực cốt lõi nhất giúp con người tồn tại và phát triển trong thế kỷ XXI. Theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, năng lực giao tiếp và hợp tác được xác định là một trong ba nhóm năng lực cốt lõi cần hình thành và phát triển cho người học. Bộ công cụ ĐGNLGTHT của học sinh trung học phổ thông đã được chuyển giao thành app là một bước tiến mới trong bối cảnh chuyển đổi số giáo dục hiện nay. Điều này không chỉ đóng góp mới có ý nghĩa trong lĩnh vực nghiên cứu xây dựng công cụ đánh giá năng lực của học sinh mà còn thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học ứng dụng vào thực tiễn cộng đồng nói chung, đối tượng học sinh phổ thông nói riêng”.
|
Giới thiệu về tính năng đánh giá trên app, PGS.TS. Trần Thành Nam – Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học Giáo dục đồng thời là thành viên chính của đề tài nhấn mạnh: “Thay vì phải thực hiện hoàn toàn thủ công thì giờ đây, app đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh có thể gửi đề thi đến hàng ngàn học sinh cùng lúc bằng email hoặc mã QR. Thang đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác được xây dựng theo cấu trúc tầng bậc: Lĩnh vực – Yêu cầu - Tiêu chí – Minh chứng – Thang đo.
Kết quả có ngay sau khi đánh giá sẽ giúp học sinh nhận diện mức độ năng lực hợp tác và giao tiếp của mình để từ đó có những điều chỉnh, hoàn thiện bản thân. Bộ công cụ đã được nghiên cứu, thử nghiệm trước khi đưa vào áp dụng trên diện rộng học sinh nên đảm bảo kết quả khách quan và độ tin cậy cao”.
Tính năng nổi trội của app đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh
Với công cụ đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác cho hàng ngàn học sinh, app ĐGNLHTGT hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu tham gia với số lượng lớn đảm bảo độ tin cậy cao với nhiều tính năng nổi bật.
Đa dạng nội dung đánh giá dựa trên nhiều tình huống cụ thể:Được xây dựng với mục đích trở thành bộ công cụ đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh trung học phổ thông, app ĐGNLHTGT cho phép học sinh sử dụng đa dạng hóa câu hỏi với nhiều tình huống cụ thể và có thể tiếp tục dùng trên nhóm mẫu đại trà hoặc mở rộng hơn.
Nội dung đánh giá đảm bảo độ tin cậy cao:Kết quả được thử nghiệm qua 04 vòng và đã triển khai thử nghiệm thực tế ở học sinh. Kết quả thử nghiệm bộ công cụ đảm bảo về độ tin cậy và tính hiệu lực cho phép dữ liệu được xử lí theo các phương pháp thống kê toán học nhằm kiểm định chất lượng thang đo và xác định xem những đặc điểm của nhóm mẫu có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả thực hiện thang đo của học sinh.
Kết quả đánh giá nhanh chóng:Một trong những ưu điểm của app ĐGNLHTGT khiến học sinh đánh giá cao trong quá trình thử nghiệm là tính năng nhận kết quả trắc nghiệm nhanh chóng.
Hỗ trợ đánh giá trên đa nền tảng có kết nối internet:Phần mềm tương thích với mọi thiết bị, từ máy tính, máy tính bảng đến điện thoại di động. Chỉ cần thiết bị của học sinh có kết nối internet ổn định, việc sử dụng app đánh giá năng lực hợp tác và giao tiếp của học sinh sẽ trở nên cực kì đơn giản.
6 bước hoàn thiện đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh trên nền tảng app
Chỉ với 06 bước đơn giản, học sinh đã hoàn thiện bài đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác với kết quả nhận được ngay sau khi kết thúc bài trắc nghiệm.
Bước 1: Click vào Cửa hàng google play và tìm kiếm theo từ khóa “ĐGNLHTGT” sẽ xuất hiện giao diện AppĐGNLHTGTvà ấn “mở” để tải phần mềm về máy.
Bước 2: Nhập “Thông tin cá nhân” đầy đủ theo dấu(*)và ấn“BẮT ĐẦU”
Bước 3: Đọc chi tiết thông tin thang đo mức độ liên quan đánh giá từng tiêu chí để lựa chọn phù hợp
Bước 4: Lựa chọn đáp án phù hợp trong bàiPhần 1: Đánh giá Năng lực hợp tác
Bước 5: Lựa chọn đáp án phù hợp trong bàiPhần 2: Đánh giá Năng lực giao tiếp
Bước 6: Sau khi hoàn thiện các câu hỏi tình huống đưa ra sẽ xuất hiện“KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC”
Quy trình đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh trên nền tảng app
Việc ứng dụng thành công các kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục phục vụ cộng đồng đã góp phần khẳng định năng lực, vị thế và vai trò của hoạt động khoa học và công nghệ của Trường ĐHGD trong bối cảnh hội nhập và phát triển; Đồng thời thể hiện sự quyết tâm của Nhà trường trong việc không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học trong bối cảnh chuyển đổi số; Xây dựng các điều kiện chuyển đổi số trong hoạt động nghiên cứu khoa học; Tạo điều kiện để các công trình nghiên cứu được liên kết nhằm thúc đẩy hợp tác, chia sẻ kết quả, và phát triển phục vụ cồng đồng, xã hội.
Các bạn có thể download ứng dụng về điện thoại (Android) để trải nghiệmtại đây